Để phòng trừ dịch bệnh, vịt nhập về cần được cách ly 15 – 20 ngày. Trong giai đoạn nuôi cần tiến hành tiêm vacxin đầy đủ, đúng lịch. Nếu phát hiện con bị bệnh cần cách ly, chữa t. Trong trường hợp vịt bị chết, phải xử lý tiêu hủy đúng quy định, tránh làm lây lan cả đàn.
Ngày tuổi | Các loại thuốc tiêm và vacxin phòng bệnh |
1 – 3 | Bổ sung vitamin B1, B – complexDùng thuốc kháng sinh Ampi – coli, Streptomicin |
15 – 18 | Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 1 |
28 – 46 | Sử dụng thuốc kháng sinh , Sulphamide và bổ sung thêm vitamin để phòng bệnh E Coli, tụ huyết trùng, phó thường hàn.Tiêm vacxin tụ huyết trùng cho vịt con. |
56 – 60 | Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 2 |
70 – 120 | Sử dụng kháng sinh phòng bệnh, bổ sung vitamin 1 – 2 tháng/lần, liệu trình 3 – 5 ngày. |
135 – 185 | Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 3
Sử dụng kháng sinh phòng bệnh, bổ sung vitamin 1 – 2 tháng/lần, liệu trình 3 – 5 ngày. |
Sau khi đẻ 5 – 6 tháng | Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 4
Sử dụng kháng sinh phòng bệnh, bổ sung vitamin 1 – 2 tháng/lần, liệu trình 3 – 5 ngày. |
Một số bệnh thường gặp
Các dấu hiệu khi vịt bị bệnh:
- Kém ăn, bỏ ăn
- Nằm một chỗ, ủ rũ, lười vận động, đi lại, đứng tụ tập thành từng đám. Đi lại khó khăn.
- Cánh xã, ngoẹo cổ, rụt cổ.
- Lông xơ xác, mắt nhắm hoặc lờ đờ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, thở khò khè.
- Ít kêu, tiếng kêu nhỏ hoặc mất tiếng.
- Hậu môn ướt và bết do ỉa chảy.
- Nếu vịt đang trong giai đoạn đẻ thì sẽ giảm đẻ đồng loạt.
Ngoài ra, khi mắc bệnh nào thì sẽ kèm theo triệu chứng của bệnh đó. Một số bệnh thường gặp và cách điều trị:
Bệnh dịch tả vịt
Bệnh này do virus gây ra, tỷ lệ chết lên đến 100%, đặc biệt có thể lây lan qua đường trứng, phôi. Bệnh dịch tả vịt có ở mọi lứa tuổi vịt, thường phát triển mạnh vào tháng 5 – 10.
Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh này là vịt ngửa cổ ra sau, vùng đầu và mắt sưng to.
Bệnh này không thể điều trị bằng kháng sinh nên cần thực hiện đúng lịch tiêm phòng vacxin. Khi vịt mắc bệnh phải cách ly khỏi đàn, đồng thời tẩy uế khu vực chuồng nuôi bằng vôi bột, NaOH 3 – 5%, Formalin 3%, để trống chuồng 35 – 45 ngày.
Bệnh tụ huyết trùng
Vịt từ 4 tuần tuổi trở lên thường mắc bệnh tụ huyết trùng. Bệnh này lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp, tỉ lệ chết cao.
Thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh, cách ly trước khi nuôi. Khi vịt bị bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh như Penicillin, Streptomycin, Oxytetracyclin, Neomycin để tiêm ở bắp lườn.
Bệnh phó thương hàn
Bệnh này do vi khuẩn gây ra ở mọi lứa tuổi của vịt, tuy nhiên giai đoạn dưới 3 tuần tuổi tỉ lệ mắc bệnh và chết cao hơn.
Khi vịt bị bệnh cần cách ly, sử dụng thuốc furazolidon 50 – 100g/tấn thức ăn để phòng bệnh. Ngoài ra có thể dùng Novfloxan, Neomycin… Bệnh này hiện chưa có vacxin phòng.
Bệnh ký sinh trùng do giun chỉ gây ra
Bệnh này thường phát sinh mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ cao. Tuy tỉ lệ chết thấp nhưng vịt kém ăn, gầy gò, khó xuất bán, thiệt hại về kinh tế.
Giun ký sinh tập trung ở vùng da ở hàm dưới và thực quản, khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy khối u nhỏ dưới mỏ. Sử dụng thuốc tím (KMnO4) 0,5%, dung dịch Lugol 1% hoặc NaCl 5% tiêm vào ổ ký sinh trùng, liều lượng 2ml/con. Có thể sử dụng thuốc tẩy giun tròn thông thường:
- Mebendazol 10%: liều lượng 1g/2kg thể trọng
- Tayzu: liều lượng 1g/3 – 5kg thể trọng
- Levasol 7,5%: liều lượng 1ml/2kg thể trọng
- Hanmectin – 25: liều lượng 1ml/5kg thể trọng
Bệnh do bị nhiễm độc tố Aflatoxin
Vịt bị nhiễm bệnh do độc tố Aflatoxin từ nguồn thức ăn ẩm ốc, ôi thiu. Bệnh không có tính lây lan nhưng khiến vịt chậm lớn, giảm thể trọng.
Bỏ hết thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, thay thế thức ăn mới để vịt phục hồi cơ thể.
Sử dụng một số hóa chất ức chế sự phát triển của nấm độc trong thức ăn như: Parppionic axit, Gentian violet…
Nhìn chung, nuôi vịt vẫn là một trong những mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, được phát triển rộng rãi ở tất cả các vùng miền trên cả nước, giúp nhiều nông dân cải thiện, vươn lên làm giàu. Bà con áp dụng đúng cách nuôi vịt nhanh lớn trên đây để rút ngắn được thời gian xuất bán, tiết kiệm chi phí, thu hồi vốn nhanh.