Ban hành Quy định cấp và sử dụng tem nhãn cho sản phẩm Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn

       UBND HUYỆN VĂN BÀN

   HỘI PHỤ NỮ HUYỆN VĂN BÀN

Số:       /QĐ-HPN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                  

  Văn Bàn, ngày     tháng      năm 2020  

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định cấp và sử dụng tem nhãn

cho sản phẩm Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn

HỘI PHỤ NỮ HUYỆN VĂN BÀN

 

 

  • Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005;
  • Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/06/2009;
  • Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội phụ nữ huyện Văn Bàn;
  • Căn cứ Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn” ban hành theo Quyết định số 056/QĐ-HTX ngày 18/12/2019.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định cấp và sử dụng tem nhãn cho sản phẩm Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay sau khi ký.

Điều 3: Ban Chấp hành Hội, các bộ phận trực thuộc Hội và toàn thể hội viên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

  • Như Điều 3
  • Lưu VP Hội

TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

Quy chế này quy định về cách thức quản lý, cấp và sử dụng tem nhãn mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn cho sản phẩm vịt cổ nhung xanh có nguồn gốc tại huyện Văn Bàn, Lào Cai.

Quy chế thống nhất quản lý việc cấp, sử dụng tem nhãn cho sản phẩm vịt cổ nhung xanh của các tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Bảo đảm tem nhãn chỉ sử dụng cho sản phẩm được lựa chọn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của Hội và số lượng tem được cấp tương ứng với sản phẩm đủ điều kiện mang nhãn hiệu tập thể.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức và cá nhân được cấp Giấy phép sử dụng nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn có quyền sử dụng tem nhãn để gắn trên bao bì sản phẩm của mình.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tem

  1. Toàn bộ quá trình quản lý và sử dụng tem nhãn phải tuân thủ đúng quy định về yêu cầu của nhãn hiệu tập thể.
  2. Tem nhãn mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn chỉ được phép sử dụng với sản phẩm vịt cổ nhung xanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
  3. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể chịu trách nhiệm về việc gắn tem lên bao bì sản phẩm.
  4. Tem mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn là tem rời gắn lên bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

Việc in trực tiếp tem trên bao bì sản phẩm theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân phải được sự đồng ý bằng văn bản và được phê duyệt thiết kế /maket in trên bao bì bởi Chủ sở hữu là Hội phụ nữ huyện Văn Bàn.

  1. Tem có thể được in trên ấn phẩm giao dịch, biển hiệu hoặc tài liệu quảng bá chung.
  2. Tổ chức, cá nhân không được cho, vay mượn, nhượng bán, sao chép; không được in, dán tem lên bao bì cho sản phẩm khác của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác.
  3. Hội phụ nữ huyện Văn Bàn có trách nhiệm công bố tên tổ chức, cá nhân được cấp và gắn tem mang nhãn hiệu tập thể trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Điều 4. Mẫu tem nhãn

Tem mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn cấp cho các tổ chức, cá nhân bao gồm các loại sau:

  1. Tem mang mẫu nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm).
  2. Tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn.

Yêu cầu về các loại tem:

  1. Mẫu mã, mầu sắc, hình ảnh của tem mang mẫu nhãn hiệu được quy định tại phụ lục 1 kèm quy chế này.
  2. Tem truy xuất nguồn gốc do Hội phụ nữ huyện Văn Bàn cung cấp.
  3. Tem chỉ sử dụng được 01 lần và có khả năng bám dính rất cao (không thể tự bong khỏi bề mặt bao bì đựng sản phẩm).
  4. Về kích thước: tuỳ theo kích thước bao bì có thể in mẫu tem phù hợp. Mẫu tem được thể hiện theo nguyên tắc đồng dạng phối cảnh, tỷ lệ cân đối, mắt thường phân biệt được các đường nét và không bị biến dạng.

Điều 5. Cơ quan cấp và quản lý tem

  1. Hội phụ nữ huyện Văn Bàn là cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp và quản lý việc sử dụng tem mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn.
  2. Chỉ các loại tem do Hội phụ nữ huyện Văn Bàn phát hành mới có giá trị đối với sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn.
  3. Quy trình cấp tem được quy định cụ thể tại Điều 9 của Quy chế này.

            Điều 6. Truy xuất nguồn gốc

Việc sử dụng tem nhãn sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn phải bảo đảm nguyên tắc truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm bảo vệ uy tín, danh tiếng của sản phẩm cũng như đảm bảo việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm.

           

            Điều 7. Đối tượng đăng ký sử dụng tem

Tổ chức và cá nhân quy định tại Điều 2 Quy chế này có nhu cầu và tự nguyện có quyền nộp hồ sơ xin cấp tem mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn. Tiền tem, nội dung và phí bản quyền hợp đồng do hai bên thỏa thuận bằng hợp đồng nhưng không trái với quy định của Nhà nước.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP TEM MANG NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Điều 8. Thủ tục và hồ sơ

  1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp tem mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn gửi 01 bộ hồ sơ tới Hội phụ nữ huyện Văn Bàn;
  2. Hồ sơ đề nghị cấp tem nhãn gồm:
  3. a) Đơn đề nghị cấp tem nhãn theo mẫu (Phụ lục 2)
  4. b) Giấy phép sử dụng nhãn hiệu tập thể (bản sao).

            Điều 9. Quy trình đánh giá và cấp tem

  1. Sau khi nhận được Hồ sơ yêu cầu cấp tem mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn, Hội phụ nữ huyện Văn Bàn tiến hành đánh giá hồ sơ và tiến hành cấp tem cho người yêu cầu trên cơ sở đã được cấp quyền sử dụng.
  2. Trường hợp không cấp hoặc cấp không đủ số lượng tem theo yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quy trình đánh giá và cấp tem được sơ đồ hoá như sau:

 

Điều 10. Quản lý việc cấp và sử dụng tem

  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc dán tem sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn theo quy định tại Quy chế này.
  2. Việc cấp tem mang nhãn hiệu tập thể được tổ chức theo định kỳ 2 lần/năm; danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp tem, số lượng tem được thông báo công khai tại Hội phụ nữ huyện Văn Bàn, niêm yết tại trụ sở của Hội.
  3. Việc cấp, nhận, cấp bù, nhận bù, hoàn trả tem mang nhãn hiệu tập thể phải có biên bản xác nhận và được ghi chép trong “Sổ theo dõi tem” do Hội phụ nữ huyện Văn Bàn quản lý.
  4. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội phụ nữ huyện Văn Bàn các tổ chức và cá nhân có quyền khiếu nại theo quy định.

Chương III

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 11. Chế độ báo cáo

Tổ chức, cá nhân được cấp tem mang nhãn hiệu tập thể thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo một năm/lần về tình hình sử dụng tem được cấp.

            Điều 12. Chế độ kiểm tra

  1. Hội phụ nữ huyện Văn Bàn có quyền tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình sử dụng tem mang nhãn hiệu tập thể nhưng không quá 2 lần/năm, trừ trường hợp đặc biệt.
  2. Trường hợp kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng tem mang nhãn hiệu tập thể thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
  3. Trường hợp nhận được khiếu kiện của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm được gắn tem mang nhãn hiệu tập thể, Hội phụ nữ huyện Văn Bàn có trách nhiệm tiến hành xác minh, kiểm tra và xử lý theo quy định.

            Điều 13. Vi phạm và xử lý vi phạm

  1. Các trường hợp bị coi là vi phạm Quy chế sử dụng tem nhãn sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn, bao gồm:
  2. a) Sử dụng tem mang nhãn hiệu tập thể Vịt cổ nhung xanh Văn Bàn cho sản phẩm vịt cổ nhung xanh mà không được cấp phép sử dụng.
  3. b) Cho, vay mượn, nhượng bán, sao chép; in và dán tem lên trên sản phẩm khác của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi không có sự đồng ý bằng văn bản của Hội phụ nữ huyện Văn Bàn.
  4. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể có thời hạn hoặc không thời hạn, hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Quy trình

  1. Trong quá trình thực hiện Quy trình này, nếu phát sinh vướng mắc, thành viên hoặc các bộ phận trực thuộc Hội cần tổng hợp trình Ban chấp hành Hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
  2. Mọi sửa đổi, bổ sung Quy trình này phải được Hội lập thành văn bản và được ít nhất 2/3 số thành viên biểu quyết thông qua tại Hội nghị toàn thể thành viên của Hội.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Chủ tịch, phó Chủ tịch, Ban Chấp hành Hội, Ban kiểm soát và toàn thể Hội viên Hội phụ nữ huyện Văn Bàn, các tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Quyết định này.

 

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

                    

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *